Theo Y học cổ truyền, Đông trùng hạ thảo có tính ôn, vị cam, đi vào kinh phế giúp điều trị được chứng thở gấp, thở dốc, thở hổn hển, thở hắt và bị ho. Trong cuốn “Bổn thảo tòng tân” có ghi: Đông trùng hạ thảo có tác dụng “Bảo vệ phổi, ích thận, cầm máu hóa đờm, trị được chứng ho đến lao lực mệt mỏi”.
Công dụng của đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo chứa protid, chất béo, một acid đặc biệt là acid cordicepic. Các acid amin chủ yếu là arginin, alanin, histidin, prolin, acid glutamic. Theo tài liệu nước ngoài, đông trùng hạ thảo có tác dụng làm tăng lượng huyết cho tim, làm giãn khí quản, ức chế đối với một số vi khuẩn.
Theo các sách thuốc cổ, đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ dưỡng, hóa đờm, chống viêm, cầm máu, chữa suy nhược thần kinh, đau lưng, ho có đờm, chân tay nhức mỏi, liệt dương, ho ra máu...
Liều dùng hàng ngày: 6 - 12g dưới dạng rượu ngâm.
Đối với đông trùng hạ thảo Việt Nam, người ta thường dùng dạng thức ăn - vị thuốc như xào nấu với trứng, dùng trong bữa ăn sẽ rất bổ dưỡng.
Bài thuốc chữa viêm khí quản mạn tính, ho nhiều
Đông trùng hạ thảo 10g, tang bạch bì 8g, khoản đông hoa 6g, cam thảo 3g, tiểu hồi hương 2g. Tất cả phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
Hiện nay, đã có nhiều người dùng đang sử dụng đông trùng hạ thảo để đẩy lùi nhiều bệnh về đường hô hấp, trong đó có bệnh hen suyễn, viêm phế quản, cải thiện chức năng phổi. Vì đông trùng hạ thảo có khả năng thúc đẩy, tăng cường nâng cao hiệu quả sử dụng oxy, chống viêm, ức chế co thắt khí quản cho phép luồng không khí tăng lên phổi, điều này đặc biệt quan trọng đối với những người bị hen.